LINH ĐẠO HÒA BÌNH

Thứ năm - 12/10/2023 08:39

    LINH ĐẠO HÒA BÌNH                                

 
 + NHẬP ĐỀ


1.    Sứ mạng của Giáo Hội
       trong nhiệm cục cứu độ   
2.    Hòa bình theo mạc khải Kinh Thánh
*2.1   Hòa bình trước hết là thuộc tính căn bản của Thiên Chúa.
*2.2    Hoà bình biểu lộ cuộc sống sung mãn.     
*2.3   Hoà bình là một trong những ân huệ cao cả nhất
          mà Chúa ban cho mọi người.

*2.4   Hòa bình là trạng thái con người sống hòa hợp với Thiên Chúa, với thiên nhiên, với tha nhân, với chính mình.

 + CHỦ ĐỀ

   LINH ĐẠO HÒA BÌNH

1.   Linh Đạo hòa bình, linh đạo Thần Khí.
2.   Linh Đạo hòa bình, linh đạo hiến tế. 
3.  Linh Đạo hòa bình, linh đạo hiệp thông Thánh Thể.
4. 
Linh Đạo hòa bình, linh đạo cầu nguyện.

5.   Linh Đạo hòa bình, linh đạo hiệp nhất
6.   Linh Đạo hòa bình, linh đạo hòa giải  tha thứ.
7. Linh Đạo hòa bình, linh đạo công lý và bác ái.

+  KẾT ĐỀ
                        Hãy Lên Đường! - Hiệp Hành -
                        Loan Báo Tin Mừng Hòa Bình.
             

 LINH ĐẠO HÒA BÌNH  

+ NHẬP ĐỀ 

1*   SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘI
       TRONG NHIỆM CỤC CỨU ĐỘ

   Thiên Chúa Tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa để con người thông phần sự sống viên mãn của Thiên Chúa đến muôn đời; đó là mục đích của công trình tạo dựng và cứu chuộc loài người, cũng chính là mục đích tối hậu của người Kitô trên trần thế, đang cùng nhau hành hương về Nhà Chúa.
Trong Giáo Hội hiệp hành, Dân Thiên Chúa cùng nhau đi trên một con đường, sống hiệp thông và tham gia vào sứ vụ Loan Báo Tin Mừng, một sứ vụ trở thành bản chất của Giáo Hội; khi Giáo Hội “chu toàn sứ mạng công bố Tin Mừng là Giáo Hội làm chứng cho con người, nhân danh Đức Kitô: làm chứng cho phẩm giá của con người, cho ơn gọi sống hiệp thông giữa mọi người với nhau. Giáo Hội hướng dẫn cho con người biết các đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Nhờ giáo huấn của Giáo Hội phát xuất từ niềm tin vào một ơn cứu độ toàn diện và trọn vẹn, từ niềm hy vọng vào sự sung mãn của công lý, từ tình yêu sẽ làm cho mọi người trở thành anh chị em với nhau trong Đức Kitô”.   
 [x.Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo - 3]  ( viết tắt =TLHTXH) 

 Quả vậy, Thiên Chúa tạo dựng con người để con người chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa đến muôn đời; bởi đó, bằng sự linh hoạt của Thần Khí, Thiên Chúa luôn  thôi thúc con người  hướng về “vương quốc vĩnh cửu”, không ngừng khát vọng một nền hòa bình và sự sống viên mãn trường tồn. (Tv 71,7) Tuy nhiên, trong thực tế đời sống xã hội, con người không sở hữu sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của hòa bình trong công trình sáng tạo; bởi đó, những con đường mà nhân loại theo đuổi để đạt tới hòa bình chân chính không phải lúc nào cũng phù hợp với đường lối của Thiên Chúa. Vì thế, con người cần phải khám phá và học hỏi nơi mạc khải thánh để biết đâu là con đường chính trực và hữu hiệu trong công trình kiến tạo hòa bình đích thực, và để biết đón nhận ân huệ hòa bình của Thiên Chúa trong Đức Kitô Cứu Thế .
 Trong nhiệm cục cứu độ, mọi người Kitô - được rửa tội và được sai đi - tự bản chất, là chứng nhân tin mừng cứu độ, là sứ giả hòa bình - tất cả được mời gọi loan báo Tin Mừng Hòa Bình  cho thế giới và thánh hóa nhân loại trong quyền năng Chúa Thánh Thần. Để chung phần cùng nhau tham gia thực hiện sứ vụ linh thiêng này, xin giới thiệu bài viết Linh Đạo Hòa Bình’ dưới ánh sáng Mạc Khải Kinh Thánh và Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, hy vọng, nhờ tác động của Thần Khí, người Kitô thể hiện ‘Linh Đạo Hòa Bình’ như là con đường thiêng liêng hữu hiệu để xây dựng cuộc sống hòa bình tại trần gian, (Mt 5,9) và hướng dẫn nhân loại đạt tới ‘TRỜI MỚI - ĐẤT MỚI”, một “vương quốc vĩnh cửu và vô biên - vương quốc đầy tràn tình thương, công lý và bình an”.
 [x. Kinh Tiền Tụng Lễ Đức Kitô - Vua Vũ Trụ]


2*   HÒA BÌNH THEO MẠC KHẢI KINH THÁNH

+2.1 Hòa bình trước hết là thuộc tính căn bản của Thiên Chúa  
       

* “Đức Chúa là sự bình an”.  (Tp 6,24) / ( TLHTXH 488)
*   Đấng Mêsia được gọi là “Thái Tử hoà bình”. (Is 9,5)  (TLHTXH 490)
*  Lời hứa hoà bình trải dài suốt toàn bộ Cựu Ước và đã được thực hiện trọn vẹn nơi chính con người Đức Giêsu. Thật vậy, hoà bình là thuộc tính trên hết của Đấng Mêsia, trong đó bao gồm tất cả các ơn ích khác của sự cứu độ. Vương quốc của Đấng Mêsia đích thực là vương quốc hoà bình.

 (x. G 25,2 / Tv 29,11 / 37,11 / 72,3.7 / 85,9.11 / 119 / 125,5 / 128,6 /         147,14 /
Dc 8,10 / Is 26,3.12 / 32,17tt / 52,7 / 54,10 /57,19/  60,17 / 66,12 /Ag 2,9; Zc 9,10).

* Đức Giêsu là “bình an của chúng ta”. 
                             
(Ep 2,14)  / [TLHTXH 491]


+2.2  Hoà bình biểu hiện cuộc sống sung mãn.     (Mch 2,5)
                                                                                                                     

Hoà bình là một điều gì lớn lao hơn nhiều chứ không đơn giản chỉ là vắng bóng chiến tranh. (TLHTXH 489) Từ shalom” (hoà bình) trong tiếng Hipri đã diễn đạt ý nghĩa ấy, vì từ gốc của từ này có nghĩa là sung mãn”.  

                         (Is 9,5tt   /   Mch   5,1-4) [TLHTXH 491]
            
+2.3   Hoà bình là một trong những ân huệ cao cả nhất mà Chúa ban cho mọi người.

*   Hoà bình là một trong những ân huệ cao cả nhất mà Chúa ban cho mọi người, nam cũng như nữ, và vì thế, nó đòi chúng ta phải tùng phục kế hoạch của Thiên Chúa. Hoà bình là kết quả của phúc lành Chúa ban cho dân Ngài: “Đức Chúa đoái nhìn đến các ngươi và ban cho các ngươi sự bình an”.    

                                                                                  [Ds 6,26)  /    [TLHTXH 489]
+2.4   Hòa bình là trạng thái con người sống hòa hợp với Thiên Chúa, với thiên nhiên, với tha nhân, với chính mình.

*  Hòa bình theo Kinh Thánh chỉ sự an lạc của cuộc sống thường ngày, trạng thái con người sống hòa hợp với Thiên Chúa, với thiên nhiên, với tha nhân, với chính mình.

       Cụ thể, đó là:
  -  Lời chúc phúc. (Hc 11,22)   
  -  Sự nghỉ ngơi      (1Sk 22,9 / 1V 8,56)
 -  Vinh quang          (Tv 62, 6.8 /Is 66,12 / Rm 8,6.17     / Kh 21,23)
 -  Sự sung túc, thịnh vượng   (Is 48,19 / Is 54,13) 
 -  Niềm vui sâu xa                        (Tv 12,20 / Is 48,18 / TLHTXH 489)
 -  Hoa trái của Thần Khí           (Gl 5,22 / Rm 14,17)
 - Đời sống vĩnh cửu được hưởng trước trên trần gian.  (Rm 8,6)        
-  Đời sống công lý                (x. Is 32,17) -
-  Sự hòa giải, tha thứ           (Mt 6,12 / Cl 1,20 /  Ep 2,16)
-  M
ối quan hệ căn bản giữa mọi người với Thiên Chúa, Mối quan hệ này được        đánh dấu bằng sự công chính. (x. St 17,1)  / (TLHTXH 488) 

                                    + [x. Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh
                                                     - NXB Tôn Giáo - 17/02/2016 - tr 660].

* Vì con người đã làm đảo lộn trật tự thần thánh do một hành vi chủ ý, nên thế giới đã trải qua việc đổ máu và chia rẽ. Bạo lực bắt đầu xuất hiện trong các mối quan hệ liên vị. (x. St 4,1-16) và trong các mối quan hệ xã hội. (x. St 11,1-9) Hoà bình và bạo lực không thể đi đôi với nhau; nơi nào có bạo lực, nơi đó không thể có Thiên Chúa. (1 Bn 22,8-9)  (TLHTXH 488)

            
 + CHỦ ĐỀ

       LINH ĐẠO HÒA BÌNH

   

Với sự hiểu biết tổng thể về hòa bình theo viễn tượng Kinh Thánh, chúng ta có thể hình thành một nền Linh Đạo Hòa Bình với những phẩm tính và hành động đặc trưng của những tông đồ được sai đi để loan báo Tin Mừng và kiến tạo hòa bình cho toàn thể thế giới .


+1.  Linh đạo hòa bình, linh đạo Thần Khí

*    Hòa bình là hoa trái của Thần Khí.         (Gl 5,22 / Rm 14,17)
*    Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất.     (x. Cv 2, 1-4)  

     Công Đồng Vaticanô II dạy rằng: “Thần Khí là nguyên lý hiệp thông”.
[CĐ Vat II - SL Hiệp Nhất - số 2] Điều này được Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (số 738) giải thích: “Tất cả chúng ta đã lãnh nhận cùng một Thần Khí duy nhất là Thánh Thần, chúng ta hiệp nhất với nhau và với Thiên Chúa”.  (x. Rm 5,5)
*   Việc hoàn thành con người toàn diện trong Đức Kitô, thông qua ân ban của Thánh Thần, diễn ra trong lịch sử và được thực hiện qua những mối quan hệ cá nhân với những người khác, đến lượt những mối quan hệ này cũng đạt được sự trọn hảo nhờ những con người dấn thân cải thiện thế giới trong công lý và hoà bình. . [TLHTXH  58 / 52]      [GLHTCG  số 638 - 747]
         . (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo = GLHTCG)

+ Chính vì thế, người tông đồ - sứ giả hòa bình phải là người mang Thần Khí Đức Kitô Phục Sinh (pneumaphore) để kiến tạo lối sống hiệp nhất và hòa bình.                     

+2.  Linh đạo hòa bình, linh đạo hiến tế

*  Nỗ lực xây dựng hoà bình là một việc không bao giờ được tách rời khỏi việc loan báo Tin Mừng, vì đây đúng là “Tin Mừng hoà bình” (Cv 10,36; x. Ep 6,15) cho hết mọi người. Trung tâm điểm của “Tin Mừng hoà bình” này vẫn là mầu nhiệm thập giá, vì hoà bình được phát sinh từ hy tế của Đức Kitô. (x. Is 53,5) Đức Kitô bị đóng đinh đã thắng vượt các mối chia rẽ, tái lập hoà bình và hoà giải chính là nhờ thập giá, và “do đó làm chấm dứt mọi sự thù nghịch” (Ep 2,16) và đem ơn cứu độ của mầu nhiệm Phục Sinh đến cho loài người.      [TLHTXH  493]
* Hòa bình là kết quả hy tế của Đức Kitô, (Ga 16,33) một khi chiến thắng thần chết, Đức Kitô sẽ ban Thánh Linh và quyền năng trên tội lỗi cùng với bình an của Ngài. (Ga 20, 19-23)       
  * Khi người tông đồ tháp nhập sự sống của mình vào cuộc vượt qua của Đức Kitô hiến tế, lúc đó, người tông đồ xây dựng hòa bình trở thành hy lễ đem lại cho con người sự hòa giải và bình an tâm hồn. Như thế, người xây dựng hòa bình đích thực là một hy lễ. (peacemaker = victim)

+3.   Linh Đạo hòa bình, linh đạo hiệp thông Thánh Thể
* Đặc biệt, việc cử hành Thánh Thể, “nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu”, là nguồn suối không bao giờ cạn cho mọi Kitô hữu dấn thân xây dựng hoà bình thực sự.    [TLHTXH 519]

Khi hiệp thông Thánh Thể, Đức Kitô biến đổi người tông đồ nên một với Người trong hành vi hiến tế, trở thành người mang Đức Kitô và Thần Khí (Christophore - Pneumaphore) để nhờ Thần Khí mà kiến tạo hiệp nhất, biến đổi môi trường sống trở nên “Môi Sinh Thần LInh” (milieu divin) - Đó chính là một linh đạo môi sinh toàn diện nhằm mục đích bảo tồn môi trường lành mạnh và đời sống hòa hợp cho mọi người.                                                                                                          [x. TLHTXH 465]  
+4.   Linh Đạo hòa bình, linh đạo cầu nguyện
*  Chính qua việc cầu nguyện mà Giáo Hội dấn thân vào mặt trận hoà bình. Vì cầu nguyện giúp mở rộng tâm hồn không những để liên hệ sâu xa với Thiên Chúa, mà còn để gặp gỡ người khác với sự tôn trọng, cảm thông, quý trọng và tình yêu thương. Cầu nguyện sẽ tiếp thêm sự can đảm và hỗ trợ cho tất cả “những người bạn thật sự của hoà bình”, là những người yêu chuộng hoà bình và luôn tìm cách cổ vũ hoà bình trong mọi hoàn cảnh khác nhau mà họ sinh sống. Kinh nguyện phụng vụ chính là “đỉnh cao mà mọi hoạt động của Giáo Hội hướng tới, đồng thời là nguồn mạch cho Giáo Hội kín múc sức mạnh”.                                                                                                                                        [TLHTXH 519]
*  Ngày Thế giới Hoà bình là những giờ phút tăng cường để cầu nguyện đặc biệt cho hoà bình và để dấn thân đặc biệt cho việc xây dựng một thế giới hoà bình. Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã thành lập những ngày này như một truyền thống đặc biệt để dành “những suy tư và quyết tâm cho hoà bình vào ngày đầu tiên trong năm Dương lịch”. . [TLHTXH 520]  [DOCAT  278  / Tr 257]


+5. Linh Đạo hòa bình, linh đạo hiệp nhất

*   Thánh Tông Ðồ dạy: ‘Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được ơn để chia sẽ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa”. (Ep 4,4-5) Cho nên, “bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Ðức Kitô, đều mặc lấy Ðức Kitô… tất cả anh em chỉ là một trong Ðức Kitô”.     (Gl 3,27-28)
*    Sự hiệp nhất trong Hội Thánh là do Chúa Thánh Thần thực hiện. (Cv 23,6-11) *   Lạy Cha, xin cho họ nên một  - “Ut sint unum!”. (Ga 17,21   

  Người Kitô được mời gọi hiệp nhất với nhau trong mầu nhiệm Hội Thánh hiệp thông,  cùng với Chúa Giêsu tiếp tục loan báo Tin Mừng hòa bình  nhằm quy tụ muôn dân về với Chúa và xây dựng Nước Thiên Chúa tại trần gian trong trong công lý và hòa bình.    

+6.  Linh Đạo hòa bình, linh đạo hòa giải và tha thứ
* Thiên Chúa đã “hòa giải với vạn vật dưới đất cũng như trên trời khi tạo lập hòa bình bằng máu Đức Kitô trên thập giá. (Cl 1,20) Như vậy, chính vì “chúng ta đã tập hợp lại trong một thân thể” mà “ tâm hồn chúng ta có hòa bình của Đức Kitô ngự trị”.   (Cl 3,15)
*  Hoà bình của Đức Kitô trước tiên là sự làm hoà với Chúa Cha, sự làm hoà này có được là do thừa tác vụ mà Đức Giêsu đã uỷ thác cho các môn đệ, và nó khởi sự với lời công bố bình an: “Vào nhà nào, trước tiên anh em hãy nói bình an cho nhà này”.       (Lc 10,5 / x. Rm 1,7)
* Hoà bình là làm hoà với anh chị em, vì trong kinh Đức Giêsu dạy chúng ta – Kinh Lạy Cha – ơn tha thứ mà chúng ta cầu xin nơi Thiên Chúa gắn liền với sự tha thứ mà chúng ta làm cho anh chị em mình: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ mắc nợ chúng con”.   (Mt 6,12  /  5, 20)
Qua sự hoà giải hai chiều ấy, các Kitô hữu có thể trở thành chuyên viên hoà giải, và từ đó, được tham gia vào Vương quốc của Thiên Chúa đúng như những gì Đức Giêsu tuyên bố trong Tám Mối Phúc Thật:
 “Phúc cho ai xây dựng hoà bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.  (Mt 5,9)  [TLHTXH  492]                                                                               
 
+7.    Linh Đạo hòa bình, linh đạo công lý và bác ái

* Hoà bình được xây dựng trên việc hiểu đúng con người và đòi phải thiết lập được một trật tự dựa trên nền tảng công lý và bác ái.
* Hoà bình là kết quả của công lý. (x. Is 32,17) được hiểu theo nghĩa rộng là tôn trọng sự cân bằng giữa mọi chiều hướng của con người. Bảo vệ và phát huy các quyền con người là điều kiện cần thiết để xây dựng một xã hội hoà bình và để phát triển toàn diện các cá nhân, các dân tộc và các quốc gia.
“Hoà bình chỉ tự biểu lộ trong hoà bình, một nền hoà bình không tách khỏi những đòi hỏi của công lý, nhưng được hỗ trợ bằng sự hy sinh, lòng khoan dung, lòng nhân từ và tình yêu thương của con người”.         [x.TLHTXH 56 / 58]
* Hoà bình là kết quả của tình yêu. “Hoà bình đích thực và bền vững là việc của tình yêu hơn là của công lý, vì vai trò của công lý chỉ là loại bỏ những trở ngại đặt ra cho hoà bình, còn hoà bình tự chính bản thân là một hành động và là những thành quả chỉ xuất phát từ tình yêu”.
* Chỉ có tình yêu mới có thể biến đổi hoàn toàn con người. “Bác ái là điều răn mang tính xã hội cao cả nhất. Bác ái tôn trọng người khác và các quyền lợi của họ. Bác ái đòi buộc thực thi công lý và chỉ có bác ái mới làm cho ta có khả năng đạt tới điều đó. [TLHTXH  583]  

. KẾT ĐỀ  

Cổ vũ và xây dựng hoà bình trên thế giới là một phần tất yếu trong sứ mạng của Giáo Hội khi tiếp tục công trình cứu chuộc của Đức Kitô trên trần gian. Thật vậy, trong Đức Kitô, Giáo Hội là một “bí tích, tức là dấu chỉ và công cụ của hoà bình trên thế giới và cho thế giới”. Cổ vũ và xây dựng hoà bình chân chính là một biểu hiện về niềm tin của người Kitô vào tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi con người. Từ niềm tin vào tình yêu Thiên Chúa, một niềm tin có sức giải phóng đã phát sinh ra một cái nhìn mới về thế giới và một cách tiếp cận mới đối với người khác, bất kể đó là một cá nhân hay toàn thể một dân tộc. Đây là một niềm tin có sức biến đổi và làm mới cuộc sống, được cảm hứng từ sự bình an mà Đức Kitô đã để lại cho các môn đệ của Người”.         (x. Ga 14,27)  /  [TLHTXH 516].
 “Là dấu chỉ trong lịch sử về tình thương của Thiên Chúa đối với con người và về ơn gọi của toàn thể nhân loại, hướng đến sự hợp nhất với nhau như con cái cùng một Cha, Giáo Hội mong muốn đề nghị với mọi người một nền nhân bản phù hợp với những tiêu chuẩn trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa trong lịch sử, một nền nhân bản toàn diện và liên đới có thể tạo ra một trật tự xã hội, kinh tế và chính trị mới, đặt nền tảng trên phẩm giá và tự do của mỗi con người; trật tự ấy phải được khai sinh trong hoà bình, công lý và liên đới. Nền nhân bản này có thể trở thành sự thật nếu mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng biết vun trồng các đức tính luân lý và xã hội nơi bản thân mình, và phổ biến chúng trong xã hội. Như vậy, với sự trợ giúp cần thiết của ân huệ Chúa, một thế hệ mới gồm những con người mới sẽ được khai sinh, làm khuôn mẫu cho một nhân loại mới”.      [TLHTXH  19]

                                      + Hãy lên đường! - ‘Hiệp Hành’ -

   Vâng, “Đẹp thay vượt núi băng rừng - người đi loan báo Tin Mừng bình an - khơi nguồn hạnh phúc tràn lan - mang ơn cứu độ thấm nhuần muôn dân”. (Is 52,7)  Người tông đồ của Đức Kitô rất cần khẩn cầu tha thiết xin ơn biết lắng nghe, sẵn sàng vâng phục Thần Khí và “Bước theo Thần Khí”; nhờ đó, có thể đón nhận dồi dào sức mạnh sáng tạo của Chúa Thánh Thần, để Người trao ban sung mãn nghị lực cho tâm hồn và hướng dẫn người tông đồ rao giảng ‘Tin Mừng Hòa Bình’ của Đức Kitô trong từng bối cảnh đặc thù của các dân tộc.
 Nếu được như thế, Thiên Niên Kỷ Thứ Ba của lịch sử nhân loại sẽ phản ánh Nước Thiên Chúa ngày càng rạng rỡ hơn, và sẽ hiện rõ khuôn mặt đích thực của Hội Thánh Công Giáo, một Hội Thánh phục vụ cho vinh danh Thiên Chúa và ơn cứu độ nhân loại, một Hội Thánh của mọi dân mọi nước trong mối hiệp thông huyền nhiệm và đang hướng về vinh quang hạnh phúc viên mãn của “TRỜI MỚI ĐẤT MỚI”, nơi Thiên Chúa Ba Ngôi muôn đời hiển trị.


                      -------------------============---------------------
                     

                                     VENI CREATOR SPIRITUS!
                                            “ LẠY CHÚA THÁNH THẦN -
                                                XIN NGỰ ĐẾN
                         VÀ CANH TÂN BỘ MẶT TRÁI DẤT NÀY”.
=========================================================


                                                                Kinh Hòa Bình

Lạy Chúa từ nhân xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm; để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng; để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.
    Lạy Chúa xin hãy dạy con tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân; vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.   



* SÁCH THAM KHẢO 


+      Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh
-    NXB Tôn Giáo - 17/02/2016
     [trang 659 - 666]

+     Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội
      của Giáo Hội Công Giáo
      -  NXB Tôn Giáo - 2007
      [Số 488 - 520 / trang 337 - 356]
 
+    Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
  -  NXB Tôn Giáo - 22/7/2020
    [Số 2302 - 2330 / trang 648 - 653]

+    DOCAT -  NXB Tôn Giáo - 15/8/2017
     [Số 270 - 304 / trang 252 - 273]

                                     - AD MAJOREM GLORIAM DEI - 
                                    ============================       

                                                                Ban Mê Thuột - 24.8.2023 
                                                                 Lm Gc Phạm Xuân Lương
                                                                 Ban Công Lý & Hòa Bình
                                                                 Giáo Phận Ban Mê Thuột


 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
THÁNH LỄ KHAI MẠC THĐGMTG LẦN THỨ XVI - 2023
THỨ BẢY - 17g30 14/10/2023
THỨ SÁU TUẦN IV PS - 17g30 26/4/2024
THỨ BẢY TUẦN V PS - 17g30 27/4/2024
CHÚA NHẬT TUẦN V PS - 17g30 28/4/2024
THỨ HAI TUẦN V PS - 17g30 29/4/2024
THỨ BA - tuần v ps - 17g30 30/4/2024
CHỦ ĐỀ MỤC VỤ NĂM 2023 CỦNG CỐ SỰ HIỆP THÔNG
logo 2022
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay406
  • Tháng hiện tại5,286
  • Tổng lượt truy cập109,945
THƯ MỤC VỤ HĐGMVN GỬI CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA
CHO TRÁI ĐẤT THÊM XANH - SỐ 4
CHO TRÁI ĐẤT THÊM XANH - SỐ 5
CHO TRÁI ĐẤT THÊM XANH - SỐ 6
CHO TRÁI ĐẤT THÊM XANH - SỐ 7
EART HOUR 20g30 - 21g30 Thứ Bảy 23/3/2024
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây